Chú Giải Tin Mừng Thứ Năm Tuần II Mùa Thường Niên | Mc 3,7-12 | Giáo Phận Phú Cường

CHÚ GIẢI TIN MỪNG
THỨ NĂM TUẦN II MÙA THƯỜNG NIÊN
TIN MỪNG: Mc 3,7-12

Noel Quesson - Chú Giải

Bài đọc I: NĂM LẺ: Dt 7,25 – 8,6

Chúa Giêsu có thể cứu độ cách vĩnh viễn. Những ai nhờ Người mà đến với Thiên Chúa.

Nhân loại là một đoàn lữ hành đông đảo tiến về Thiên Chúa, nhưng thực chất lại không thể khai mở ra được một con đường. Chúa Giêsu khi tiến vào trời với nhân tính của Người, làm cho chúng ta tiến vào đó với Người.

Thánh Têrêsa Avila đã nói: “Tôi muốn thấy Chúa”.

Tất cả chúng ta đều ước mong như vậy. Nhưng tiến vào nhà Chúa thế nào? Chúng ta kinh nghiệm nhiều hơn tội lỗi mình, về những khó khăn trong việc yêu mến và cầu nguyện. Trong khi đó, Chúa Giêsu mở cửa cho chúng ta, rộng rãi, cách dứt khoát.

Vì Người hằng sống chuyển cầu cho chúng ta.

Công thức lừng danh.

Hằng sống, sự sống lại của Người là bảo đảm vĩnh viễn cho vai trò của Người đối với chúng ta.

Để chuyển cầu cho chúng. Chúa Giêsu không ngừng cầu xin, khẩn nài Thiên Chúa Cha cho chúng ta, cho tôi, cho mọi tội nhân. Lúc này, Chúa Kitô can thiệp bên Cha cho tôi, Người làm việc đó mọi lúc.

Đúng là vị thường tế chúng ta cần đến.

Vâng đúng vậy, Lạy Chúa.

Người thanh khiết, vô tội, tinh tuyền, vốn tách rời hẳn với tội nhân, được lên cao trên các tầng trời.

Đây cũng là các phẩm chất thuộc thần tính.

Người không cần phải như cắc tư tế hằng ngày dâng của lễ… Vì Người làm việc ấy chỉ có một lần khi hiến dâng chính mình.

Theo bản văn này, thần học quả quyết rằng chỉ có một hy tế, đức dâng một lần thay cho tất cả, là hy tế đồi Canvê. Tại sao vậy? Ta còn có thể nói gì nữa khi phải lập lại việc cử hành các thánh lễ? Lại chẳng phải trở về Với Cựu ước sao? Chúa Kitô một khi đã sống, Người không còn chết nữa (Rm 6,9) đúng như vậy.

Thánh lễ có một vai trò rõ rệt, là nên dấu hữu hiệu cho mọi thời và mọi nơi, dấu của sự ban mình mà Chúa Kitô đã thực hiện một lần, khi hiến dâng mạng sống Người, và như Người không ngừng “cầu bầu cho chúng ta”, nghĩa là ở trong tình trạng hiến dâng Thánh lễ là lúc thích hợp để chúng ta liên kết với người... Khi hòa hợp lễ dâng của riêng chúng ta, của Hội thánh hôm nay, và của thế giới hôm nay, với lễ dâng của Người.

Lạy Chúa, xin giúp con khám phá hơn nữa ý nghĩa của Thánh Thể. Chắc chắn đây không còn là một hy lễ đẫm máu nữa.

Cảnh tượng bên ngoài của đồi Golgotha chỉ diễn ra ngày thứ sáu đó: Nhưng trọn điều cốt yếu của cảnh tượng, điều diễn ra khi đó trong chính tấm lòng Chúa Kitô; từ nay lại không dùng lại nữa: Người tiếp tục Hôm Nay, và luôn mãi lễ hiến tình yêu dâng lên Thiên Chúa là Cha Người và cho loài người là anh em Người.

Làm sao tôi lại thường ít chú tâm tới thực tại hùng vĩ này, là “thánh lễ trên thế giới ", như Cha Teilhard de Chardin nói tới lễ dâng thời sự, nguồn mối tình yêu này, nếu ta biết thông hiệp vào đó.

Chúng ta có một thượng đế như thế ngự bên hữu Đấng tối cao trên trời.

 Đây nói về quyền thế và hiệu năng của Người. Chúng ta có một trạng sư bênh đỡ cho chúng ta bên tòa Chúa. Tội lỗi chúng ta sẽ là gì trước sự bênh đỡ như vậy ? Phải, bản tính nhân loại chúng ta đã được đưa lên trong tình nghĩa với Chúa Cha.

Bài đọc II: NĂM CHẴN: 1Sm 18,6 ;19,1-7

Sau một trang kể lại cuộc giao chiến giữa Đavít và Gôliát có tính dị thường và hoang tưởng nhưng mang chứa một bài học phổ quát rất to lớn, hôm nay ta bước sang một trang chứa đầy vẻ nhân loại. Người ta cắt nghĩa cho ta rằng, nhờ ơn Chúa phù giúp, Đavít đạt được nhiều điều may mắn về phương diện nhân loại để chàng càng được lòng dân hơn.

1. Những thắng lợi quân sự của chàng càng tăng nhiều. Đó là một con người thông minh và khôn ngoan.

2. Vẻ đẹp trên thân xác chàng đáng cho các phụ nữ ngưỡng mộ.

3. Các đức tin nhân bản thực sự của chàng đã gây được những tình bạn trung tín, trong đó phải kể đến mối tình của Gionathan, con trai vua Saolô.

Vận mạng của Dân Chúa diễn tiến trong những tình trạng rất thông thường như thế. Cần phải chấp nhận những bài học bề ngoài xem ra tương phản và mâu thuẫn này.

Khi Đa vít thắng trận trở về, đàn bà con gái từ các thành kéo nhau ra ca hát múa nhảy với tiếng trống cơm tiếng reo vui và não bạt. Đàn bà con gái nhảy múa xướng ca điệp khúc này "Saolê hạ được hàng ngàn, và Đavít giết được hàng vạn!”

Cảnh trên nếu trở thành kịch bản, người ta sẽ dựng được khúc phim thật sống động!

Đó cũng thật là cung cách của con người, dễ mập mờ! So sánh: một ngàn.. mười ngàn... Nhân loại luôn là thế đó Người ta sẽ chạy theo kẻ thành công và bỏ rơi người thất bại hay ít thành công. Lạy Chúa, xin thương đến những kẻ nghèo khó, những người đánh hỏng cuộc đời, những kẻ ít thành công.

Sao-lê tức giận lắm... và từ ngày ấy trở đi ông nhìn Đavít với cái nhìn ghen bực.

Đó là sự trả giá của thành công: Người khác hay ganh tị. Đó cũng là điều rất thông thường của con người dễ có thai độ nhập nhằng: vừa là một nét xấu đê tiện ", vừa là một cách bù trừ những gì trước đó đã được người ta quá ngưỡng mộ.

Lạy Chúa, xin giải thoát chúng con khỏi những so đo thái quá và những ganh tị như trên:

Lạy Chúa, xin giúp chúng con thoát khỏi tính kiêu căng, thái độ tự phụ, khiến chúng con dễ gán cho mình kết quả của những ân huệ Chúa ban. Bạn có gì mà bạn không nhận lãnh? nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh”. (Cr. 4,7).

Nhưng Gionathan, con của Sao-lê rất thương mến Đavít, nên tiết lộ cho Đavít rằng: "Thân phụ tôi là Sao-lê tìm kế giết anh đấy. Vậy anh nên thận trọng".

Đó là tình bạn giữa hai người trẻ, Đa vít và Gionathan.

Ở đây còn biểu lộ một giá trị rất nhân bản, giúp cho việc thực hiện các dự định của Thiên Chúa. Mọi thực tại có thể vừa tích cực vừa tiêu cực, xây dựng và phá hoại. Đức Giêsu sau này sẽ nói, người ta xem quả để biết cây.

Tôi nghĩ đến những tình bạn của tôi.

Chúng có giúp cho tôi phát triển? Cho chương trình của Thiên Chúa ? Đức Giêsu cũng giống tình bạn: trong nhóm Mười Hai, có Gioan là “kẻ Người thương mến".

Lạy Chúa, xin giúp con biết dồn mọi năng lực yêu thương để phục vụ Chúa và phục vụ thế giới. Xin đừng để con bao giờ nô lệ chúng. Nhưng ngược lại, xin giúp cho tình bạn và tình yêu của con luôn trở nên hữu ích cho mọi người.

Gionathan nói tốt về Đavít với cha chàng là Sao-lê.

Vì bạn mình, Gionathan dám chuốc họa vào thân, chắc chắn dám liều bị mang tiếng xấu.

Tình. bạn của tôi có chỉ nhằm “thu lợi" kẻ khác, nhắm tới thỏa mãn cá nhân và lợi ích riêng mình không ? hay tôi luôn ý thức phục vụ kẻ khác, đến độ biết từ bỏ lợi ích riêng tư để mua ích cho tha nhân .

BÀI TIN MỪNG: Mc 3,7 -12

Chúa Giêsu cùng các môn đệ lui về bờ biển... Đám đông từ Galilêa theo Người, và từ Giuđêa, Giêrusalem, Iđumê bên kia sông Giođan, miền Tyrô và Siđôn…

Rõ ràng, Marcô muốn ghi nhận toàn vùng địa lý này ! Không phải chỉ những người Do Thái thuộc Palestine đi theo Chúa Giêsu, mà cả những người khác thuộc những miền lân cận : chắc chắn là những người dân ngoại bị lôi cuốn bởi Lời rao giảng của Chúa và những cuộc chữa lành Người thực hiện.

Truyền giáo.

Dẫn đưa người ta đến với Tin mừng.

Đặt vấn đề với những người đang kiếm tìm Thiên Chúa đích thực.

Lạy Chúa Giêsu, chớ gì Giáo hội mở rộng toàn bộ công cuộc truyền giáo như Chúa ! Giuđêa, Iđumê bên kia sông Giođan, Tyrô, Siđôn! Đó chưa phải là còn đường tung mở toàn diện khắp các quốc gia sau ngày Lễ Hiện xuống, Nhưng là dấu chỉ đầu tiên báo hiệu công cuộc truyền giáo rộng khắp Tâm hồn tôi đã mở rộng như thế nào?

Khi nghe biết tất cả những việc Người đã làm, nhiều kẻ đến cùng Người. Vì đông dân chúng, nên Người bảo các môn đệ liệu cho Người một chiếc thuyền, kẻo họ chen lấn Người.

Chúa Giêsu bị đám đông chen lấn. Người bi người ta bao quanh. Chúa Giêsu bình dân. Trong khi các luật sĩ và biệt phái gấp rút thành lập nhóm để chống đối người... thì “đám đông” lại tỏ ra nhiệt thành ủng hộ Chúa. Marcô đã làm nổi bật tính tương phản, thực sự gây cảm kích, giữa sự thù địch mà Chúa Giêsu là đối tượng cho phía nhóm lãnh đạo… và cảm tình của quần chúng mà Người đang nhận được từ phía những người đơn sơ, những kẻ nghèo khổ.

Một ngày kia, những đám đông này sẽ quay lại chống báng Người... Nhưng lúc này đây, họ đang kiếm tìm Chúa.

Vì chưng Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân, nên bất cứ ai mắc bệnh tật gì đều đến gần, để động đến Người.

Thật là một cảnh cụ thể đầy ngoạn mục đang diễn ra với tất cả sự hăng say và đến thành của nhóm dân chúng.

Cho đến đây, Marcô chưa cống hiến cho ta một diễn từ nào của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu được Marcô phác tả không hay nói chút nào. Người chỉ hành động, cứu chữa.

Và vì thế mọi người đều tìm cách đến gần Người để xin chữa lành bệnh tật.

Chúa Giêsu là vị cứu thế là Đấng chống lại sự dữ. Khi người ta gặp sự ác dữ, phải khổ sầu, người ta vội vàng chạy đến với Người để sờ động đến Người? Người cũng sẽ giải thoát tội.

Lạy Chúa, xin giúp con luôn làm việc công với Chúa! Chống lại sự dữ hôm nay bằng mọi sức lực trong con. Sự dữ dưới mọi hình thức ; bệnh tật, dốt nát, đói nghèo, thù giận, lãnh đạm, cô đến, tội lỗi.

Lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa mọi công việc con làm trong ngày hôm nay: con muốn làm việc để thăng tiến một vài người, muốn nâng đỡ một vài kẻ khác, giải chứa ít đau khổ, làm tươi vui. một số anh em, làm giảm nhẹ một vài gánh nặng... cùng với Chúa!

Và những thần ô uế thấy Người, liền sụp lạy và kêu lên rằng: Người là con Thiên Chúa". Những Người nghiêm cấm chúng không được tiết lộ gì về Người.

Đó là lệnh truyền giữ im lặng. Chúa Giêsu từ chối vinh quang và cảm tình của quần chúng dành cho Người mang tính hàm hồ. Các ma quỷ biết Chúa Giêsu là “Ai" và chúng kêu hô lên. Sự nhiệt tình của quần chúng, đáng lẽ phải bày tỏ điều cốt yếu nơi con người của Chúa Giêsu, lại có nguy cơ làm đổ vỡ tất cả, khi chỉ nhất mạnh đến những vẻ bề ngoài thứ yếu.

Lạy Chúa, nước của Chúa không phải là một thứ “xâm chiếm”thông thường. Nó chỉ tiến triển dần dần, cách thầm lặng, trong sâu kín của các tâm hồn. Đức tin không phải là một lời hô hoán. Đó là một sự khám phá nội tâm đầy khiêm tốn….được thanh luyện dần dần.

Giáo phận Nha Trang - Chú Giải

Tóm lược hoạt động của Đức Giê-su.

HOÀN CẢNH:

Sau những cuộc tranh luận với nhóm các kinh sư và biệt phái (2,1-3,6), Đức Giê-su và các môn đệ đã phải lánh về phía Biển Hồ. Tại nơi đây, sức thu hút của Đức Giê-su đối với đám dân chúng đã tạo nên sự tương phản với bầu khí thù địch của các phe nhóm chống đối Chúa.

Ý CHÍNH:

Đoạn Tin Mừng này tóm tắt cuộc truyền giáo của Đức Giê-su ở Ga-li-lê.

TÌM HIỂU:

7 “Đức Giê-su cùng với các môn đệ …”:

Sau những cuộc đụng độ với các nhóm chống đối, Đức Giê-su và các môn đệ lánh về miền duyên hải. Sự rút lui này chỉ để tránh đụng độ chứ không phải để ngưng nhiệm vụ rao giảng. Vì thế tại miền duyên hải thuộc xứ Ga-li-lê này, Chúa mở rộng hoạt động và tiếp đón dân chúng từ nhiều miền khác nhau tuôn đến với Người.

8 “Từ miền Giu-đê, từ Giê-ru-sa-lem …”:

Thánh Mác-cô kể tên bảy miền khác nhau. Chi tiết này có ý nói là Tin Mừng Nước Trời được rao giảng cho nhiều dân tộc, kể cả lương dân, những kẻ không thuộc do Thái giáo. Chi tiết này cũng phác họa hình ảnh Hội Thánh cánh chung, gồm mọi dân mọi nước, và như vậy cũng nêu lên đặc tính phổ quát của Hội Thánh.

9 “Người đã bảo các môn đệ …”:

Chi tiết này cho thấy, dân chúng đến với Chúa rất đông, khiến Người tránh sự chen lấn mà tìm một vị trí thuận tiện cho việc giảng dạy, bằng cách đứng trên một chiếc thuyền nhỏ.

10 “Người đã chữa lành nhiều bệnh nhân …”:

Chúa biểu lộ sứ vụ cứu thế của Người bằng cách chữa lành mọi bệnh nhân. Chính hành động cụ thể này đã thu hút dân chúng đến với Người.

11-12 “Còn các thần ô uế …”:

Ma quỷ được gọi là thần ô uế, biết rõ Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai, đến để tiêu diệt chúng nên chúng đã giả vờ tuyên xưng Người là Con Thiên Chúa cách công khai để làm hỏng công việc của Chúa. Và hơn nữa, Người cấn thần ô uế xưng tụng danh hiệu Người cách công khai vì Người không muốn thu hút quần chúng bằng danh vọng, bởi vì Người biết rằng tình cảm náo nhiệt bên ngoài không phải là đức tin chân chính.

NHẬN THỨC VÀ ÁP DỤNG:

1. Qua đoạn Tin mừng này, chúng ta nhận thấy quần chúng đến với Chúa gồm có những loại người khác nhau:

a) Nhóm các môn đệ thân thiết với Chúa hơn cả vì các ngài được Chúa chọn riêng và dạy dỗ nhiều, nhưng cũng chưa hiểu Chúa ngay, sau biến cố Chúa sống lại, được ban Thánh Thần, các ông mới nhận ra Người và dấn thân cho Người cách trọn vẹn.

b) Dân chúng, từ nhiều nơi đến, chỉ mới có niềm tin hời hợt. Họ tìm đến với Chúa để được hưởng phép lạ chữa bệnh hoặc để tò mò xem phép lạ mà thôi. Sự gắn bó của họ đối với Chúa cũng nông cạn. Tuy vậy Chúa vẫn châm chước cho họ, Chúa quý trọng một niềm tin bắt đầu chớm nở như thế.

c) Ma quỷ, biết Chúa là Đấng Thiên Sai, nhưng bị Chúa cấm tuyên xưng vì không được Chúa uỷ thác, vì nó giả hình và có ác ý làm hỏng công việc của Chúa.

Nhìn vào ba loại người đang vây quanh Chúa Giê-su trên đây, mỗi người tự đặt mình vào loại người nào để rút ra cho mình một kinh nghiệm và một bài học để sống cho phù hợp với phẩm giá là môn đệ đích thực của Chúa.

2. Nhìn vào Chúa Giê-su:

- Chúa đối xử cách nhẹ nhàng và kín đáo đối với những người chống đối Chúa bằng cách lánh về phía Biển Hồ. Đó là thái độ hiền lành và khiêm nhường của người tông đồ.

- Chúa cấm ma quỷ tuyên xưng Chúa là Đấng Cứu Thế vì Người không muốn đề cao mình, không khua chiêng gõ mõ, không quảng cáo ồn ào. Đó là đức tính vô vị lợi của người tông đồ.

- Chúa chữa nhiều bệnh nhân, khiến ai có bệnh cũng đổ xô đến để đụng chạm Người. Người tông đồ thu hút tha nhân bằng tình thương và bác ái, chứ không chỉ bằng tài nghệ của mình.

3. Nhìn vào dân chúng:

Dân chúng từ nhiều miền khác nhau đến với Chúa. Người tông đồ phải biết thích nghi với mọi người để có thể đến và phục vụ mọi người.

- Ai có bệnh đều được chữa lành. Người tông đồ phải thi hành sứ vụ của mình bằng cách vị tha và vô điều kiện để có thể phục vụ nhiều người.

- Người ta lũ lượt đến với Chúa vì nghe biết được những gì Người đã làm. Người tông đồ phải loan truyền việc Chúa đã làm, những giáo huấn của Chúa đã dạy để người ta biết Chúa và tin nhận Chúa.

4. Nhìn vào các thần ô uế:

Chúng ta rút kinh nghiệm: làm tông đồ không được vênh vang, háo danh bằng những hình thức rầm rộ bên ngoài hoặc biểu dương lực lượng hay sức mạnh để áp đảo người ta về với Chúa. Người tông đồ phải khiêm nhường, tế nhị và nhẹ nhàng để cho phù hợp với tinh thần của Chúa.

©2020 - GIÁO XỨ HƯNG VĂN. All rights reserved.